Trường Mẫu Giáo Tiềm Ẩn Nhiều Nguy Cơ Ô Nhiễm Không Khí

Như chúng ta đã biết, formaldehyde chủ yếu có nguồn gốc từ sự phân hủy và giải phóng của nhựa ure formaldehyde trong chất kết dính. So với ở quy mô gia đình, trường mẫu giáp sử dụng lượng lớn keo kết dính cho sàn nhà, giấy dán tường, xốp chống va chạm... làm tăng nguồn gây ô nhiễm không khí.

Tại trường mẫu giáo, bàn học, ghế, tủ, giá đỡ, kệ đựng đồ chơi thường được làm từ gỗ công nghiệp. Với khu vực nghỉ trưa cho trẻ, nhà trường thường sử dụng ván gỗ composite. 
 
Các trường mẫu giáo vừa xây dựng hay vừa cải tạo thường được sử dụng ngay và không có đủ thời gian thực hiện lưu thông gió cho các phòng. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt cho trẻ em, bởi không chỉ formaldehyde mà các phòng còn phát thải các chất độc hại khác như benzen, TVOC. Ngay cả khi được thông gió trong vài tháng thì vẫn còn rất nguy hiểm bởi chu kỳ giải phóng của formaldehyde kéo dài tới 3 - 15 năm.
 
Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ tăng cao sẽ khiến formaldehyde giải phóng nhiều hơn. Thêm vào đó, trong thời gian đóng cửa nghỉ dịch vừa rồi, nhiều trường mẫu giáo đã tranh thủ sửa sang, cải tạo lại cơ sở vật chất. Khi trẻ quay trở lại trường học, nếu trường chưa xử lý triệt để ô nhiễm không khí trong nhà thì trẻ sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.
 
Nếu trẻ có một trong các triệu chứng do ô nhiễm formaldehyde dưới đây, phụ huynh và nhà trường cần đặc biệt quan tâm tới môi trường sinh hoạt của trẻ:

  • Trẻ thường hắt hơi, ho, dụi mũi, sốt nhẹ không rõ nguyên nhân và các triệu chứng giống cảm lạnh khác.
  • Trẻ thường dụi mắt, hay biểu hiện lo lắng, bồn chồn hoặc hiếu động.
  • Da trẻ dễ bị đỏ ửng và nổi mẩn.
  • Sau khi trẻ rời khỏi môi trường học tập hoặc sinh hoạt trong nhà, tình trạng trên sẽ giảm bớt hoặc mất hẳn.
Zalo
Hotline tư vấn: 0918 73 00 73